Quảng cáo Google hiệu quả với Remarketing & Retargeting

Quảng cáo Google hiệu quả với Remarketing và Retargeting

Remarketing và Retargeting là gì? Làm thế nào để phân biệt hai khái niệm này? Cùng Digizone khám phá qua bài viết sau.

Remarketing là gì?

Remarketing (hay còn gọi là Tiếp thị lại) là phương pháp sử dụng các nền tảng truyền thông (website, mạng xã hội, email,…) để cung cấp nội dung nhằm gợi ý, nhắc nhở khách hàng về thao tác huỷ bỏ đột ngột hay quên chưa thanh toán đơn hàng mà họ đã tiến hành trước đó.

Remarketing cũng được dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hay bán chéo sản phẩm (cross-sell) nhằm thúc đẩy doanh thu bán hàng.

Ngoài ra, remarketing còn được dùng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi từng khách hàng.

Remarketing là gì?
Remarketing là gì?

Phương thức hoạt động của Remarketing

Hiểu cách thức hoạt động của remarketing sẽ giúp bạn hiẻu rõ hơn về thuật ngữ này:

Tiếp thị lại hoạt động dựa theo quy trình dưới đây:

  • Mã Remarketing được nhúng vào trong website của doanh nghiệp (website A).
  • Khách hàng truy cập vào website doanh nghiệp, thông tin của họ được lưu lại trên trình duyệt
  • Khách hàng thoát khỏi website, lướt mạng rồi vào một trang web khác (website B) cho phép hiển thị các quảng cáo của Google.
  • Google dựa trên những thông tin có sẵn tại trình duyệt để tiến hành hiển thị phần quảng cáo ở trong website doanh nghiệp (website A) lên website B.

Lợi ích của Remarketing

  • Tiếp cận mọi người khi họ có nhiều khả năng mua hàng nhất: Bạn có tùy chọn để tiếp cận mọi người sau khi họ đã truy cập trang web hoặc sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động của bạn. Bạn cũng có thể tiếp cận khi họ đang tìm kiếm sản phẩm của bạn, truy cập trang web khác và sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động khác. Tiếp thị lại AdWords cung cấp các điểm tiếp xúc kịp thời để hướng khách hàng đến trang web và ứng dụng của bạn khi họ tương tác nhiều nhất.
  • Danh sách được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu quảng cáo của bạn: Tùy chỉnh danh sách tiếp thị lại của bạn để đạt được mục tiêu quảng cáo cụ thể. Ví dụ: bạn có thể tạo danh sách “Người bỏ giỏ hàng” để hiển thị quảng cáo cho những người đã thêm sản phẩm nào đó vào giỏ hàng của họ nhưng chưa hoàn tất giao dịch.
  • Tiếp cận trên quy mô lớn: Bạn có thể tiếp cận những người trên danh sách tiếp thị lại của mình khi họ sử dụng tìm kiếm của Google và duyệt qua 2 triệu trang web và ứng dụng trên thiết bị di động là một phần của Mạng hiển thị của Google.
  • Đặt giá hiệu quả: Bạn có thể tạo chiến dịch tiếp thị lại hiệu suất cao bằng chiến lược giá thầu tự động như CPA và ROAS mục tiêu. Đặt giá thầu thời gian thực tính toán giá thầu tối ưu cho người đang xem quảng cáo của bạn, giúp bạn giành chiến thắng trong phiên đấu giá quảng cáo với mức giá tốt nhất có thể. Không có thêm chi phí sử dụng đấu giá của Google.
  • Tạo quảng cáo dễ dàng: Tạo ra nhiều quảng cáo văn bản, hình ảnh và video miễn phí bằng Thư viện mẫu quảng cáo. Với chiến dịch tiếp thị lại động bạn có thể tạo quảng cáo động, ghép cặp nguồn cấp dữ liệu với bố cục Thư viện mẫu quảng cáo, chia tỷ lệ quảng cáo đẹp trên toàn bộ tập hợp sản phẩm và dịch vụ của bạn.
  • Khả năng hiển thị ở nơi quảng cáo của bạn xuất hiện: Bạn sẽ có khả năng hiển thị về cách chiến dịch của mình hoạt động, nơi quảng cáo đang hiển thị và mức giá mà bạn đang trả.

Retargeting là gì?

Retargeting (hay chiến lược đeo bám quảng cáo) là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất để mô tả việc đặt quảng cáo trực tuyến và hiển thị quảng cáo dựa trên hoạt động của một người dùng trên site của bạn.

Điều khiến Retargeting hấp dẫn đó chính là nó có thể thực hiện thông qua mạng lưới của các bên thứ ba như AdBrite và Google, cho bạn cơ hội nhắm tới người dùng cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trên Internet!

Mục đích của việc này nhằm làm tăng sự nhận biết (awareness), tăng quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm, khuyến khích họ quay lại web/landing page (tăng CTR), và từ đó làm tăng tỉ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate).

Retargeting là gì?
Retargeting là gì?

Phương thức hoạt động của Retargeting

Thông thường, Retargeting sẽ có hai hình thức chính là Offsite Retargeting và Onsite Retargeting.

Tuy nhiên, trong thời đại Programmatic đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì Offsite Retargeting và Onsite Retargeting có thể được phân định một cách chi tiết theo những hình thức sau:

  • Site Retargeting: Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang web.
  • Dynamic Retargeting: Nhắm chọn lại động.
  • Social Media Retargeting: Nhắm chọn lại trên các trang mạng xã hội truyền thông.
  • Search Retargeting: Nhắm chọn lại dựa trên hành vi tìm kiếm.
  • RLFSA – Retargeting list for search ads: Nhắm chọn lại theo danh sách và kèm theo kết quả tìm kiếm.
  • Email & CRM Retargeting: Nhắm chọn lại theo thư điện tử và CRM.

Trên mỗi landing page hay trang web của một thương hiệu, sản phẩm sẽ được gắn một đoạn mã riêng biệt với mục đích định danh người dùng và khi khách hàng truy cập vào trang thì sẽ bị dính đoạn mã này.

Từ các đoạn mã này, hệ thống quảng cáo với việc sử dụng các tập tin cookies lưu trữ những thông tin khi lướt web sẽ thu thập được những thói quen sử dụng internet và phân tích các hành vi để hiển thị các quảng cáo đeo bám Retargeting trên môi trường trực tuyến.

Việc cho phép hiển thị quảng cáo có tính liên quan cao đến hành vi và siwr thích của khách hàng được xem là sức mạnh rõ ràng nhất của Retargeting. Điều này giúp các marketer có thể hiểu hơn các đối tượng khách hàng của mình để có thể cung cấp, hiển thị quảng cáo theo đúng đối tượng khách hàng tiềm năng cần tiếp cận và hướng tới.

Một lần khách hàng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp là thêm một lần khách hàng có thể nhận diện được các sản phẩm, thương hiệu và lưu trữ nó trong tâm trí. Công nghệ Retargeting tạo ra hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”, giúp tăng độ phủ thương hiệu và khả năng bán hàng để từ đó tăng chỉ số ROI cho doanh nghiệp.

Lợi ích của Retargeting

Hiển thị lại thông tin khách hàng đã truy cập: Retargeting sẽ mang khách hàng trở lại với doanh nghiệp của bạn, bằng cách “nhắc nhở” họ về giá trị thương hiệu. Thu hút họ bởi những quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ mới.

Tăng lượt truy cập trở lại vào trang web: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Retargeting làm tăng khả năng khách hàng truy cập lại trang web của doanh nghiệp. Dù cho thông tin quảng cáo chưa có sự thay đổi từ lần đầu khách hàng truy cập.

Tăng doanh số và doanh thu bán hàng: Mỗi lần khách hàng quay trở lại trang web sẽ có thêm cơ hội bán hàng và mang lại doanh thu.

Giúp chiến thắng đối thủ cạnh tranh: Retargeting làm giảm phạm vi tiếp cận khách hàng của cửa hàng khác bằng cách phát tán các quảng cáo của bạn trên các trang web bên ngoài.

Phân biệt Remarketing và Retargeting

  • Remarketing (tiếp thị lại) tập trung chủ yếu vào giỏ hàng để đeo bám cho đến khi có chuyển đổi thành sale thì mới ngừng lại.
  • Retargeting (nhắm chọn lại) tập trung phủ trên nhiều kênh quảng cáo với mục đích tiếp cận và thu hút khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp thêm một lần nữa và giữ thương hiệu trong tâm trí của người đã mua sản phẩm.
  • Việc lặp lại công việc truyền tải thông điệp sẽ giúp tạo ra một khoản đầu tư lợi nhuận tích cực ngay từ góc nhìn của cú click chuột.
Phân biệt Remarketing và Retargeting
Phân biệt Remarketing và Retargeting
  • Ngoài ra, giữa Remarketing và Retargeting vẫn còn tồn tại thêm một điểm khác biệt nữa đó chính là Remarketing sẽ triển khai chiến dịch bằng cách sử dụng các dữ liệu chính ngạch (first party data).
  • Trong khi đó, Retargeting sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau gồm dữ liệu chính ngạch, dữ liệu đối tác chia sẻ (second party data) và dữ liệu bên thứ ba độc lập (third party data) để triển khai các chiến dịch quảng cáo hiển thị.

Kết luận

Theo dõi Digizone để cập nhật những tin tức hữu ích khác!


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *