Rel Nofollow là gì?

Rel Nofollow là gì?

Rel Nofollow là gì? Cùng Digizone tìm hiểu ngay nhé!

Rel Nofollow là gì?

Trong HTML, Rel là một dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của các liên kết. Có 2 loại thuộc tính Rel chính: Rel=”Nofollow” và Rel=”Dofollow” dùng để khai báo với các con bot của công cụ tìm kiếm.

Rel Nofollow là gì?
Rel Nofollow là gì?

Vậy thẻ Rel Nofollow là gì? Nó có gì khác với thẻ Rel Dofollow? Tôi sẽ giải thích cụ thể ở phần sau về liên kết này.

Link Nofollow là gì?

Link Nofollow là những liên kết gắn đối với thuộc tính Rel=”Nofollow”. Khi gắn thẻ Nofollow Tag, các con bot của công cụ tìm kiếm sẽ tự mặc định bỏ qua liên kết đó.

Bởi vì link Nofollow không được cộng vào chỉ số PageRank nên nó hầu như không ảnh hưởng tới thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm.

Khi backlink của bạn có thuộc tính là Rel=”Nofollow”, thì điều này đồng nghĩa với việc những robot của Google hay còn được biết là spider sẽ định nghĩa đây là một liên liên kết không an toàn. Lúc này người sử dụng web cần phải cho Google biết để Index nó và Google sẽ tiến hành rõ vào đường dẫn đó để index.

Link Dofollow là gì?

Để được Google đánh giá cao về website của bạn, thì link Dofollow đóng một vai trò khá quan trọng. Bởi link Dofollow được xem là một tín hiệu cho thấy Website mà bạn đặt liên kết có nội dung tốt và muốn giới thiệu nó đến cho người đọc vào Google thăm dò.

Vì vậy mà các con robot (spider) sẽ thông qua đường link này để vào website mà bạn giới thiệu. Nếu như website mà bạn giới thiệu tốt, thì lúc này Google sẽ cho điểm chất lượng đối với website của bạn.

Link Dofollow là gì?
Link Dofollow là gì?

Link Dofollow được biết đến là một liên kết có lợi trong SEO. Và mỗi link Dofollow được tính sẽ được coi là một backlink, vì vậy mà loại liên kết này rất cần để hỗ trợ trong quá trình seo top.

>>> Xem thêm: Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO cụ thể

Liên kết nào có thuộc tính Nofollow?

Việc sử dụng thuộc tính Nofollow hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trang web hoặc quyền kiểm soát liên kết. Vậy, liên kêt nào có thuộc tính Nofollow?

Trên một số website lớn, các liên kết trỏ ra ngoài thường được gắn thuộc tính rel=”nofollow”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể an tâm khi nhận liên kết từ những website này mà không cần phải lo lắng về việc bị phạt từ Google.

Liên kết nào có thuộc tính Nofollow?
Liên kết nào có thuộc tính Nofollow?

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các liên kết có thuộc tính “Nofollow”:

  • Liên kết đặt trong phần nhận xét của một bài viết trên blog: Khi bạn đăng một bình luận trên một blog và chèn một liên kết đến trang web của bạn, nếu liên kết đó được đánh dấu là Nofollow, công cụ tìm kiếm sẽ không theo dõi hoặc đánh giá giá trị của liên kết đó.
  • Liên kết đặt trong một bài viết trên diễn đàn: Khi bạn tham gia vào một diễn đàn và chèn một liên kết đến trang web của bạn trong một bài viết, nếu liên kết đó có thuộc tính Nofollow, công cụ tìm kiếm sẽ không truyền giá trị liên kết đến trang web của bạn.
  • Liên kết được thêm vào bởi các trang web chia sẻ nội dung: Khi bạn chia sẻ một bài viết trên các trang web như Reddit, Quora hoặc Digg, nếu liên kết đến trang web của bạn có thuộc tính Nofollow, công cụ tìm kiếm sẽ không theo dõi giá trị liên kết đó.
  • Liên kết trong quảng cáo trả phí: Khi bạn thực hiện quảng cáo trả phí trên các mạng quảng cáo như Google AdWords hoặc Facebook Ads, liên kết trong quảng cáo đó thường được đánh dấu là Nofollow để tuân thủ chính sách của nền tảng quảng cáo đó.

Để tạo ra các liên kết nofollow trên trang web, bạn phải biết cách sử dụng thẻ rel=”nofollow”. Dưới đây là các bước thực hiện:

  • Bước 1: Tạo một bài viết.
  • Bước 2: Bôi đen phần văn bản muốn chèn link > Nhấn chọn biểu tượng liên kết ở trên thanh công cụ.
  • Bước 3: Chọn tab Văn Bản để chuyển sang chế độ HTML.
  • Bước 4: Tìm đường link bạn muốn đặt thuộc tính nofollow.
  • Bước 5: Chèn thẻ rel=”nofollow” vào vị trí ở giữa chữ a và href là xong.

Công dụng của link Nofollow

Công dụng chính của liên kết Nofollow là ngăn chặn hoặc giới hạn sự truyền dẫn giá trị liên kết từ trang gốc đến trang đích. Dưới đây là một số công dụng chính của liên kết Nofollow:

  • Ngăn chặn spam: Khi các trang web cho phép người dùng đăng bài viết hoặc bình luận có liên kết, việc sử dụng liên kết Nofollow có thể giúp ngăn chặn spam và các hoạt động không đúng quy định. Nofollow không truyền giá trị liên kết cho các công cụ tìm kiếm, giúp ngăn chặn các hoạt động spamdexing và link building gắn liền với các liên kết không tự nhiên.
  • Điều chỉnh sự phân phối Pagerank: Pagerank là thuật toán của Google để đánh giá giá trị và quan trọng của một trang web dựa trên liên kết. Khi một trang web có nhiều liên kết Nofollow, Pagerank sẽ không được truyền qua các liên kết đó, dẫn đến sự phân phối giá trị liên kết hiệu quả hơn.
  • Bảo vệ sự liên kết từ các nguồn không đáng tin cậy: Khi một trang web liên kết đến các nguồn không đáng tin cậy hoặc không muốn gắn liên kết trực tiếp, sử dụng liên kết Nofollow giúp bảo vệ trang web của bạn khỏi các tác động tiêu cực của các trang web đó.
  • Tuân thủ chính sách của các nền tảng quảng cáo: Các nền tảng quảng cáo trả phí, như Google AdWords hay Facebook Ads, yêu cầu việc sử dụng liên kết Nofollow trong quảng cáo trả phí để tuân thủ chính sách của họ. Điều này giúp ngăn chặn việc truyền giá trị liên kết từ quảng cáo trả phí và duy trì sự công bằng trong kết quả tìm kiếm.

Khi nào nên sử dụng thẻ Rel=” Nofollow” cho website?

Thẻ rel=”nofollow” nên được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

Nội dung trong link không đáng tin cậy

Trong những trường hợp nội dung không thể kiểm soát hoặc không phải do chính bạn tạo ra như các bình luận trên bài viết của bạn và các diễn đàn có liên kết trỏ về website của bạn. Để đảm bảo rằng những liên kết này không ảnh hưởng đến xếp hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm thì bạn nên sử dụng thẻ rel=”nofollow”.

Liên kết quảng cáo phải trả phí

Nếu không thêm thẻ rel=”nofollow” vào các liên kết trả phí như quảng cáo Google Adsense, đường link affiliate,… được đặt trên website thì Google sẽ phạt website của bạn.

Thu thập dữ liệu từ Google bot

Để giúp Google bot thu thập dữ liệu trên website của bạn nhanh hơn, bạn có thể sử dụng thẻ rel=”nofollow”.

Giả sử website của bạn có 1000 bài viết, trong đó có 800 bài viết là quan trọng và cần được Google Bot thu thập dữ liệu. Với việc thêm thẻ rel=”nofollow” vào các liên kết nội bộ của 200 bài viết không quan trọng còn lại, bạn sẽ giúp cho Google Bot tập trung vào thu thập dữ liệu từ 800 bài viết quan trọng. Từ đó Google sẽ đánh giá và xếp hạng website của bạn nhanh hơn trên kết quả công cụ tìm kiếm.

Khi nào nên sử dụng thẻ Rel=" Nofollow" cho website?
Khi nào nên sử dụng thẻ Rel=” Nofollow” cho website?

Tránh gặp phải những hình phạt từ Google

Đây là một trong những lý do quan trọng nhất mà bạn cần sử dụng thẻ rel=”nofollow”. Việc không sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho website có thể khiến bạn bị phạt trong những trường hợp sau:

Các đường link trả phí

Các đường link đáng ngờ. Trong một số trường hợp để cải thiện trải nghiệm người dùng, bạn buộc phải tạo external link (liên kết ngoài) tới các website không đáng tin cậy. Điều này có thể làm giảm thứ hạng website của bạn. Để tránh tình trạng này, tốt nhất là bạn sử dụng thẻ rel=”nofollow”.

Các thông cáo báo chí

Việc sử dụng link nofollow có thể nói là khá đơn giản, tuy nhiên sử dụng quá nhiều thẻ rel=”nofollow” có thể khiến cho website của bạn trở nên ít hấp dẫn với các công cụ tìm kiếm. Do đó, hãy sử dụng thẻ rel=”nofollow” một cách cân nhắc và hợp lý để đảm bảo website của bạn vẫn được đánh giá tốt với các công cụ tìm kiếm.

>>> Xem thêm: Google Webmaster Tools là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools

Kết luận

Theo dõi Digizone để câp nhật những tin tức hữu ích khác!


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *