Giải thích chi tiết về CPM trong marketing năm 2022

Giải thích về CPM chi tiết trong Marketing năm 2022

CPM là chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị, đây là hình thức quảng cáo đơn giản và mang lại hiệu quả rất lớn nếu các doanh nghiệp sử dụng và áp dụng đúng đối tượng mục tiêu.

Đối với những người mới bước chân vào ngành Marketing thường sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên sâu và thuật ngữ mới, những thuật ngữ này xuất hiện theo xu hướng phát triển của mảng Digital Marketing. Để hiểu rõ hơn và giúp các bạn trả lời các câu hỏi như CPM là gì và cách tối ưu thì hãy đọc tiếp bài viết nhé!

CPM là gì?

CPM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh “cost per 1000 impressions”. “Cost per 1000 impressions” mang nghĩa tiếng việt là giá của mỗi 1000 lần hiển thị trên Internet.

Trước khi chạy chiến dịch quảng cáo theo hình thức này, các nhà quảng cáo sẽ phải đặt mức giá mà họ chấp nhận thanh toán, đồng thời họ cũng sẽ phải chọn vị trí để đặt mẫu quảng cáo một cách chính xác và cụ thể nhất để mẫu quảng cáo có thể xuất hiện mỗi khi chạy quảng cáo.

Khác với hình thức quảng cáo CPC, hình thức quảng cáo CPM sẽ được cài đặt các thuật toán bởi Google để coi số lần hiển thị. Cứ mỗi lần quảng cáo CPM xuất hiện thì được tính là một lượt xem hoặc một lượt hiển thị.

CPM là gì?
CPM là gì?                                                                                       

Ưu điểm và nhược điểm của CPM

Ưu điểm của CPM

  • Có thể nói ưu điểm của CPM đó là dễ dàng sử dụng, đây là một trong những hình thức quảng cáo đơn giản và phổ biến nhất hiện nay, các nhà quảng cáo chỉ cần đăng ký với Google để đặt quảng cáo cho sự hiển thị trên website hoặc blog mà họ mong muốn, ngoài ra thì những nhà quảng cáo này không cần làm gì hết. Các phần việc còn lại sẽ do hệ thống quảng cáo của Google xử lý như thống kê thu nhập hay thanh toán,..
  • Đối với các doanh nghiệp mới thành lập cần xây dựng một thương hiệu nhiều người biết hơn, sử dụng quảng cáo theo hình thức CPM sẽ rất phù hợp bởi vì chi phí quảng cáo không cao. Còn đối với những doanh nghiệp đã có thương hiệu, khi sử dụng CPM sẽ tạo ra độ phủ về thương hiệu, giúp cho thương hiệu ngày càng được củng cố hơn. Đồng thời, tăng được lượt truy cập vào website, nó cũng tiết kiệm rất nhiều chi phí so với CPC.
  • CPM tạo ra lợi ích cho cả nhà cung cấp vị trí quảng cáo (như là chủ sở hữu các trang website hoặc blog) và nhà quảng cáo. Các nhà cung cấp vị trí quảng cáo sẽ thu được lợi nhuận rất lớn nếu website hoặc blog của họ có được nhiều người biết và truy cập vào 
  • Ưu điểm cuối cùng của CPM đó là có thể đặt quảng cáo ở bất kỳ websites hay blog nào mà nhà quảng cáo muốn.
Ưu điểm của CPM
Ưu điểm của CPM

Nhược điểm của CPM

Hầu hết tất cả quảng cáo đều sẽ có ưu điểm và nhược điểm, tất nhiên CPM cũng thế, dưới đây là một số nhược điểm của CPM:

  • Nhược điểm đầu tiên đó là các websites mà có số lượng người truy cập vào trang thấp, thì chi phí cho quảng cáo mà các nhà quảng cáo hoặc doanh nghiệp bỏ ra sẽ không đem lại được hiệu quả cao.
  • Còn đối với các websites có số lượng người truy cập vào trang cao như là các trang báo điện tử (Kênh 14, VnExpress, Tuổi Trẻ,..) thì sự cạnh tranh đặt các mẫu quảng cáo trên các websites đó rất lớn, nên khoản tiền mà nhà quảng cáo hoặc doanh nghiệp chi cho CPM cũng rất lớn nhưng hiệu quả đem lại thì cũng không cao.
  • Nhược điểm cuối cùng là sẽ rất lãng phí khoản tiền lớn nếu nhà quảng cáo chạy CPM nhưng cài không đúng đối tượng mục tiêu.
Nhược điểm của CPM
Nhược điểm của CPM

Cách để tối ưu hiệu quả CPM

  • Thứ nhất, xác định nhu cầu quảng cáo và đối tượng mục tiêu trước tiên là một bước rất quan trọng trong việc lựa chọn một chiến dịch quảng cáo nói chung, đặc biệt là quảng cáo CPM. Để có thể thu hút được khách hàng tiềm năng, điều chắc chắn rằng mẫu quảng cáo về dịch vụ hoặc sản phẩm phải nhắm đúng đến đối tượng mục tiêu. Nếu quảng cáo không thu hút được người dùng thì họ sẽ không tương tác, không phản hồi gì trên quảng cáo.
  • Thứ hai là kiểm soát nội dung của mẫu quảng cáo, một mẫu quảng cáo tốt và chất lượng sẽ ảnh hưởng đến chi phí CPM, làm cho chi phí chạy CPM giảm. Nội dung quảng cáo hấp dẫn khách hàng, nó sẽ tăng tỷ lệ người dùng nhấp chuột vào quảng cáo và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Cho nên, việc kiểm soát nội dung mẫu quảng cáo sẽ giúp quảng cáo CPM có thể tối ưu hơn.
  • Thứ ba là các nhà quảng cáo trong các doanh nghiệp nên chú ý đến thời gian chạy quảng cáo CPM, bởi vì tuỳ theo từng thời điểm khác nhau mà CPM cũng sẽ khác nhau. Cho một ví dụ như những ngày nghỉ lễ hay nghỉ Tết, người dùng Internet sẽ thường đi ra ngoài chơi thay vì chỉ ở nhà dùng điện thoại hoặc máy tính để online, thì nhà quảng cáo lại tập trung cạnh tranh chạy quảng cáo CPM với nhau thì hiệu quả thu lại sẽ thấp. Nguyên nhân là vì càng nhiều người chạy quảng cáo cùng thời điểm thì CPM càng cao. Cho nên các nhà quảng cáo cần lựa chọn thời gian chạy quảng cáo để tránh gây lãng phí ngân sách.
Cách để tối ưu hiệu quả CPM
Cách để tối ưu hiệu quả CPM

Xem thêm: 8 cách tiết kiệm chi phí trong Digital Marketing

Nếu bạn là một người mới đang tìm hiểu về quảng cáo thì hãy học hỏi từ những chuyên gia trong ngành hoặc những người đã có kinh nghiệm trong mảng Marketing nói chung và quảng cáo CPM nói riêng.

Hy vọng bài viết này của Digizone đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc khi mới làm quen với hình thức quảng cáo này. Hãy tiếp tục theo dõi website của Digizone để cập nhật thêm những kiến thức mới nữa nhé! 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *